Dịch vụ paint voyager Dịch vụ ct thinner
Bảy hướng dẫn thực tế cho thợ sơn
Điều 2: Các bước chuẩn bị trước khi sơn
Những lưu ý chính:
Trong việc chuẩn bị sơn, ba yếu tố then chốt là: lựa chọn loại sơn tối ưu, xác định quy trình sơn và kiểm soát chất lượng. Đặc biệt nhấn mạnh đến cân nhắc môi trường và khả năng chịu thời tiết của loại sơn mong muốn, việc này đòi hỏi các phương pháp sơn thích hợp và quy trình quản lý nghiêm ngặt trong công đoạn sơn, đảm bảo chất lượng đầu ra của công việc.
Các bước chuẩn bị trước khi sơn
1. Ba Điều Cần Chuẩn Bị
Việc chuẩn bị cho công việc sơn cần đáp ứng được ba tiêu chí thiết yếu sau:
① Lựa chọn loại sơn phù hợp (Good Materials): Chọn loại sơn tối ưu với mục đích sử dụng
② Lựa chọn các loại sơn có đặc tính kỹ thuật tương thích (Good Design): Xác định quy tnrình và phương pháp sơn.
③ Quản lý hiệu quả, đa chiều (Good Management): Kiểm soát chất lượng toàn bộ quá trình.
Hãy xem xét việc sơn trên vật liệu thép ngoài trời. Có nhiều phương pháp sơn và thông số kỹ thuật được trình bày trong bảng. Các phương pháp (a), (b) và (c) đều vượt qua các bài kiểm tra do khách hàng chỉ định, do đó người sơn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất trong số này. Ví dụ, nếu có hệ thống dây chuyền sấy sơn nước, phương pháp (a) sơn tĩnh điện sơn gốc dung môi thường được chọn. Về mặt thân thiện với môi trường, phương pháp (b) sử dụng sơn bột hoặc phương pháp (c) sử dụng công nghệ mạ nhúng điện âm cực, phương pháp được cho là có khả năng chống ăn mòn cao. Ngoài ra, khi xem xét chi phí sơn, sơn tĩnh điện một lớp (không cần sơn lót) (b) là một lựa chọn kinh tế. Lưu ý rằng việc tẩy dầu mỡ trên thép chưa được xử lý và xử lý bề mặt bằng các lớp phủ hóa học đều được áp dụng giống nhau với tất cả loại sơn.
Các phương pháp này được đánh giá và kết quả được tóm tắt trong một bảng. Để đơn giản hóa, đánh giá cho các phương pháp (a), (b) và (c) tương đương với 6 điểm mỗi phương pháp
2. Quản lý tốt
Khi vấn đề môi trường được ưu tiên quan tâm, người sử dụng thường chọn phương án (b)- sơn bột, nhưng nó đặt ra lo ngại về khả năng chống ăn mòn trong lâu dài. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất sơn đang tập trung cải thiện lớp sơn bột tĩnh điện. Ví dụ, người ta tạo ra một lớp sơn tĩnh điện đặc biệt được thiết kế sao cho các thành phần nhựa epoxy hướng vào trong bám chắc vào bề mặt của vật liệu và nhựa fluororesin hướng lên bề mặt sơn tạo lớp liên kết bền vững sau khi sấy. Tuy nhiên loại sơn này đòi hỏi nhiệt độ sấy trong lò, nhiệt phân bổ trên bề mặt vật liệu phải đồng đều, để tạo ra các liên kết theo chiều hướng mong muốn. Việc này cần một quy trình quản lý sơn hiệu quả, tìm ra những điểm vấn đề cốt lỗi trong quá trình vận hành và các biện pháp khắc phục tương ứng.
Trong trường hợp này, khi sơn lên các sản phẩm bề mặt thép ngoài trời, người sơn cần đặc biệt quan tâm đến khả năng chịu thời tiết của lớp sơn phủ- các hiện tượng sơn lão hóa như sơn bị rỉ sét, thay đổi độ bóng và màu sắc có thể xảy ra. Nếu lớp sơn phủ có thể vượt qua các bài kiểm tra phun muối và kiểm tra UV, thì chất lượng sơn có thể khắc phục được các nhược điểm trên. Do đó, quy trình sơn đòi hỏi quy trình quản lý nghiêm ngặt hiệu quả, nói cách khác đó chính là chất lượng của quá trình vận hành. Trước khi xuất xưởng, các lớp sơn phủ hoàn thiện cần được tiến hành kiểm tra chất lượng thông qua các test chất lượng, các dụng cụ thiết bị cần thiết, để đảm bảo sản phẩm không xuất hiện các lỗi không mong muốn.
Phương pháp sơn phủ trên vật liệu thép theo từng loại sơn | ||||
Đặc điểm của hệ thống sơn | ||||
Quy trình | Sơn được sử dụng | (a) Sơn dung môi 2 lớp sơn, 1 lần sấy | (b) Sơn bột tĩnh điện 1 lớp sơn, 1lần sấy | (c) Sơn điện ly 2 lớp sơn, 2 lần sấy |
Sơn, Số lần sấy | ||||
Vật liệu | Tấm thép cán nguội hoặc tấm thép mạ kẽm | |||
Tiền xử lý | Xử lý chuyển hóa kẽm phosphate (phosphate hóa) | |||
Lớp lót | Loại nhựa | Nhựa gốc Epoxy | Nhựa gốc Epoxy | |
Độ dày màng sơn sơn | 15~25 µm | 15~20 µm | ||
Phương pháp sơn | Phun tĩnh điện | Mạ điện | ||
Làm khô | Uớt chồng ướt | Sấy 160~180℃ x 20 phút | ||
Lớp sơn phủ | Loại nhựa | Nhựa Acrylic sấy | Nhựa polyester hoặc acrylic sấy | Nhựa acrylic sấy |
Độ dày màng sơn sơn | 25~35µm | 40~50µm | 25~35µm | |
Phương pháp sơn | Phun tĩnh điện | Phun tĩnh điện | Phun tĩnh điện | |
Làm khô | Sấy 150~160℃ x 20 phút | Sấy 160~180℃ x 20 phút | Sấy 150~160℃ x 20 phút | |
2 lớp sơn, 1 lần sấy : 2 lần sơn (ở đây là sơn lót và sơn phủ) và sấy 1 lần 1 lớp sơn, 1 lần sấy : 1 lớp 1 lần nung: 1 lần sơn, 1 lần sấy |